Trong các giao dịch lớn, việc đặt cọc là rất cần thiết vì nó xác định sự bảo đảm hợp đồng. Tuy nhiên, không chỉ có việc đặt cọc mà nhà đầu tư cũng có thể hoàn cọc khi muốn. Vậy, hoàn trả tiền cọc là sao, hoàn cọc nghĩa là gì và những trường hợp nào được hoàn? Nếu bạn vẫn chưa biết được các thông tin này, hãy xem chia sẻ chi tiết của New Real Estate nhé!

Hoàn cọc là sao
Hoàn trả tiền cọc là gì?

Khái niệm đặt cọc, hoàn trả cọc là gì?

Trước khi tìm hiểu về các tình huống của hoàn cọc là gì, hãy cùng nhau tìm hiểu về việc đặt cọc. Đặt cọc là việc một bên đưa tiền hoặc kim khí, vàng bạc hoặc vật giá trị cho bên kia. Mục đích của việc này là để đảm bảo giao kết được thực hiện sau một khoảng thời gian. Điều này đã được quy định rõ ở luật dân sự năm 2015 tại điều 328 khoản 1.

Về hoàn cọc, có thể được hiểu ngược lại với đặt cọc. Tức là khi không giao dịch nữa, trong một số kiều kiện, người đặt cọc có thể được hoàn tiền. Việc này đảm bảo lợi ích của đôi bên khi giao dịch, nhất là trong mua bán bất động sản.

Câu hỏi hoàn cọc là sao có thể được giải thích theo khái niệm của hệ thống hoàn trả tiền cọc. Hệ thống này là hệ thống phụ phí đối với một sản phẩm khi được mua. Và nó cũng bao gồm một khoản giảm khi sản phẩm được trả lại.

Trong giao dịch thì hoàn cọc được hiểu là gì?

Mục đích của việc đặt tiền cọc trước khi giao dịch là sao?

Như đã nói, đặt cọc giúp đảm bảo tính an toàn của giao dịch. Theo luật dân sự, đặt cọc là một trong những biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Tiền cọc có thể đảm bảo một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của người đặt cọc. Điều này còn tùy vào thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

+ Nếu cả hai trường hợp đều không quy định thì mặc nhiên tiền cọc bảo đảm toàn bộ nghĩa vụ. Đó là các nghĩa vụ cơ bản và nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt, bồi thường thiệt hại. Tiền cọc có thể bảo đảm cho nghĩa vụ tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.

+ Nếu tiền cọc đảm bảo nghĩa vụ trong tương lai thì các nghĩa vụ đó là nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm. Các nghĩa vụ khác muốn bảo đảm cần có thỏa thuận khác giữa hai bên. Vì thế, một khi không đặt cọc và hoàn trả tiền cọc thì nghĩa vụ chấm dứt. Đây cũng là một phần của vấn đề hoàn cọc là sao mà nhà đầu tư cần biết.

Trường hợp nào được hoàn trả tiền đã cọc?

Sau khi đã biết hoàn cọc là gì thì hãy cùng tìm hiểu về các trường hợp hoàn cọc. Đây là một phần quan trọng để trả lời câu hỏi hoàn cọc là sao đầy đủ nhất.

+ Khi tìm hiểu về hoàn cọc là sao, việc đầu tiên chính là đọc luật dân sự. Luật quy định rất rõ về các trường hợp hoàn cọc để đảm bảo tính công bằng.

+ Khi giao dịch, nếu không thể thực hiện hợp đồng, hai bên trao trả lại nhau những gì đã trao. Chúng bao gồm tài sản và các vật giá trị khác, kể cả tiền cọc. Các trường hợp không thể thực hiện hợp đồng là: đối tượng của hợp đồng không còn, chủ thể tham gia hợp đồng chết / chấm dứt hoạt động, hợp đồng vô hiệu,…

+ Khi giao dịch, nếu bên nhận cọc không muốn thực hiện hợp đồng thì sẽ đi đến thỏa thuận. Bên nhận cọc và bên đặt cọc thỏa thuận về hoàn trả tiền cọc và chấm dứt hợp đồng. Bao gồm các việc như hoàn cọc là sao, hoàn trả vào thời điểm nào,… Dù vậy, bên nhận cọc khi hoàn trả tiền cọc vẫn sẽ bị phạt tiền đặt cọc. Bởi vì họ đã vi phạm hợp đồng.

+ Khi giao dịch, nếu bên đặt cọc không muốn thực hiện hợp đồng, hai bên có thể thỏa thuận lại. Tương tự như trường hợp trên, hai bên sẽ thỏa thuận chi tiết về việc hoàn trả. Nhưng bên đặt cọc thường sẽ mất hết tiền cọc. Cũng có vài trường hợp ngoại lệ nhưng hiếm khi xảy ra.

Hoàn cọc là sao
Hoàn trả lại số tiền đã cọc là gì?

Quyền hạn và nghĩa vụ của hai bên khi đặt cọc và hoàn cọc là sao?

Để rõ hơn về vấn đề hoàn cọc là sao, hãy cùng tìm hiểu quyền, nghĩa vụ của hai bên giao dịch đặt cọc.

Quyền, nghĩa vụ của bên đặt cọc trong giao dịch và hoàn cọc là sao?

Bên đặt cọc có quyền:

  • Yêu cầu bên nhận đặt cọc dừng việc khai thác sử dụng tài sản được đặt cọc. Đồng thời bên nhận đặt cọc phải bảo quản tài sản giữ nguyên giá trị cho đến lúc giao dịch.
  • Thay thế tài sản đặt cọc hoặc sử dụng tài sản đặt cọc vào giao dịch dân sự khác. Điều này cần có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc.

Bên đặt cọc có nghĩa vụ:

  • Thanh toán chi phí hợp lý để bảo quản tài sản được đặt cọc cho bên nhận đặt cọc.
  • Thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan được pháp luật quy định.

Quyền, nghĩa vụ của bên nhận cọc trong giao dịch và hoàn cọc là sao?

Bên nhận cọc có quyền:

  • Yêu cầu bên đặt cọc dừng việc trao đổi hoặc giao dịch khác với tài sản đặt cọc. Quyền chỉ có hiệu lực khi bên đặt cọc thực hiện mà không có sự đồng ý của bên nhận.
  • Sở hữu tài sản đặt cọc ngay nếu bên đặt cọc vi phạm cam kết.

Bên nhận cọc có nghĩa vụ:

  • Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc sao cho không bị giảm sút giá trị.
  • Không giao dịch, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc nếu bên đặt cọc không đồng ý.
  • Thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan được pháp luật quy định.
Hoàn cọc là sao
Thủ tục hoàn trả tiền cọc là gì?

Một số câu hỏi liên quan đến hoàn tiền cọc là sao?

Các câu hỏi phổ biến trong đặt cọc sẽ giúp làm sáng tỏ vấn đề hoàn cọc là sao. Hãy cùng đọc các câu trả lời sau để có thêm nhiều thông tin về vấn đề này.

Phạt cọc trong hoàn cọc là sao?

Đây là trường hợp bên nhận đặt cọc không thực hiện hợp đồng trong phạm vi cam kết. Khi đó, bên nhận đặt cọc phải hoàn trả trà sản đặt cọc cho bên đặt cọc. Đồng thời họ phải chịu một khoản tiền phạt với giá trị tài sản đặt cọc. Đây gọi là tiền phạt cọc.

Không xác định được là tiền đặt cọc hay tiền trả trước thì sao?

Sẽ có vài trường hợp khi giao dịch hợp đồng không ghi rõ là đặt cọc hay trả trước. Trường hợp này số tiền giao dịch sẽ được coi là tiền trả trước. Nếu có tranh chấp, hai bên cần thỏa thuận lại hoặc khiếu nại với cơ quan chức năng.

Vấn đề hoàn cọc là sao luôn là vấn đề được giới đầu tư quan tâm khi giao dịch. Không chỉ liên quan đến tài sản giao dịch mà nó còn liên quan đến uy tín. Vì thế, đội ngũ New Real Estate khuyên nhà đầu tư cần nắm rõ các quy định để có những quyết định sáng suốt hơn.

5/5 - (22 bình chọn)

Các bài viết liên quan